Bạn đọc Hoàng Oanh phân tích thêm: Tốc độ phát triển đô thị quá nhanh, mật độ dân số tăng trên cùng diện tích đã gây ảnh hưởng lớn đến không chỉ người mới mà còn cả chính những hộ cũ đang sinh sống tại khu vực đó, dẫn đến tình trạng cơ sở hạ tầng không đáp ứng đủ, không kịp thời. Tình trạng xếp hàng từ 3h sáng đến 12h đêm cho con nhập học hay đi khám bệnh cũng bắt nguồn từ đây, thậm chí còn kéo dài đến sau này.
Dân số càng lớn thì càng khó quản lý, dễ xảy ra tệ nạn tiêu cực. Vì thế, bạn đọc khẩn thiết đề nghị chính quyền sớm yêu cầu các khu đô thị mới cần nhanh chóng xây dựng đầy đủ cơ sở hạ tầng với những công trình công cộng và các bệnh viện, trường học đủ để đáp ứng sự phát triển tăng về dân số...
Đồng quan điểm, bạn đọc Hải Phong cũng khẳng định sự việc ở Tây Mỗ là hậu quả của việc để chung cư mọc lên như nấm, cho nhập hộ khẩu dẫn đến quá tải. Đầu năm học mới luôn xảy ra ồn ào, gây bức xúc cho người dân. "Ai cũng bảo con tôi đúng tuyến, nhà tôi gần mà không được học. Trường đâu mà xây lắm phục vụ con em ở chung cư...? Tôi nghĩ chủ đầu tư các khu chung cư phải đầu tư xây dựng trường học cho học sinh nơi đó. Nhà trường cũng phải ưu tiên xét tuyển theo thứ tự: có hộ khẩu thường trú, trường hợp còn đủ suất thì tuyển tiếp đến học sinh có hộ khẩu KT2, KT3... Theo quy định học sinh có tạm trú cũng có thể đường học, nhưng hiện nay thủ đô đang quá tải học sinh, đến học sinh có hộ khẩu thường trú còn không có chỗ thì làm sao có thể nhận học sinh tạm trú".
Nhiều ý kiến khác cũng tương tự. Như bạn đọcTrần Tuấn: "Rất đơn giản để giải quyết vấn nạn thiếu trường lớp, luật phải bắt buộc xây trường học trước rồi mới được xây chung cư, thì đâu khổ thế...".
Hay bạn đọc Lan Anh: "Hậu quả của hạ tầng kỹ thuật không theo kịp tốc độ xây dựng chung cư hoặc không xây dựng hạ tầng theo quy hoạch ban đầu và không đạt tỷ lệ quy định tại các tiêu chuẩn quy chuẩn xây dựng (chưa kể chung cư mini càng nhiều thì độ nén càng cao) là: thiếu cơ sở y tế, thiếu trường học công lập các cấp, thiếu bãi để xe, thiếu công viên và tỷ lệ cây xanh mặt nước, thiếu chợ, thiếu cơ sở thu gom và xử lý rác thải nước thải, tắc đường thường xuyên; ngập lụt đường phố do hệ thống cống thoát nước thường chỉ kéo dài mà không mở rộng, mật độ bê tông hóa cao, thiếu các mảng xanh thấm hút nước mưa, hồ điều hòa và kênh mương thoát nước bị lấp hoặc thu hẹp để xây dựng chung cư..".
Thậm chí, có người còn cho rằng cảnh này đối lập hoàn toàn với chủ trương sinh thêm con hiện nay.
Tuy nhiên, cũng có nhiều người phản đối những ý kiến trên. Họ cho rằng trên thực tế, chủ đầu tư chung cư là người xây nhà để bán, dựa trên quy hoạch của chính quyền. Khi bán nhà, cơ sở hạ tầng đáp ứng chỉ là đường đi, điện nước... Nhà nước có trách nhiệm xây dựng trường học, bệnh viện và quy hoạch vùng dân cư, giao dự án xây nhà cho chủ đầu tư.
"Không ai mong muốn cho con em mình phải đi học xa, nhưng cũng không thể phân biệt đối xử giữa trẻ em có hộ khẩu thường trú hay trẻ em tạm trú, KT2, KT3. Rất mong cơ quan chức năng sẽ có chính sách thoả đáng cho người dân đang lo lắng, bức xúc", bạn đọc này nói.
Cùng suy nghĩ, bạn đọc Đậu Zunđưa ra ý kiến: "Đây là hậu quả của việc quản trị yếu kém, không chú trọng xây trường, xây lớp, phát triển ồ ạt dạy 2 buổi/ngày một cách đại trà ở tiểu học. Lãnh đạo Thủ đô cần vào cuộc, hoặc quyết định chỉ tổ chức học 1 buổi/ngày hoặc điều động giáo viên từ trường khác sang tăng cường, hoặc thỉnh giảng hoặc phối hợp với các Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 1, 2 cho giáo sinh đến phụ trách lớp với sự giám sát chuyên môn của giáo viên Trường Tiểu học Tây Mỗ 3; thuê địa điểm hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng của một số công trình xung quanh thành một cơ sở 2 của Trường Tiểu học Tây Mỗ 3, với khoảng 13-14 lớp học, thì mới đáp ứng được nhu cầu học chính đáng của trẻ em hiện đang sinh sống trên địa bàn đúng theo các quy định của pháp luật (không phân biệt thường trú và tạm trú, hay phải nhồi nhét học sinh không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng mà Bộ GD-ĐT đã quy định). Song song đó, thành phố ưu tiên đầu tư xây thêm cơ sở mới liên cấp cho địa phương này, để giải quyết các vấn đề trong những năm tiếp theo".
Đến hiện tại, Havertz đã ghi được 23 bàn thắng và có 8 pha kiến tạo cho CLB Bắc London. Anh chia sẻ cùng Sky Sports:
"Với cá nhân tôi, rời Chelsea là điều đúng đắn và tuyệt vời nhất tôi có thể làm. Bản thân vui vì nhận được sự ủng hộ của tất cả mọi người trong suốt thời gian phục vụ The Blues."
Hiện Arsenal và Chelsea đang quyết tâm bám đuổi Liverpool ở Premier League. Sau khi đánh bại MU, Arsenal rút ngắn khoảng cách với đội đầu bảng xuống còn 7 điểm.
Kai Havertz nói thêm: "Chúng tôi đang ở giai đoạn đầu của mùa giải nên bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra.
Cá nhân tôi thấy Premier League đang ngày càng trở nên khó khăn hơn với tính cạnh tranh rất cao.
Liverpool đang trên đỉnh và họ thể hiện đó từ tuần này quá tuần khác. Phong độ đáng để ghi nhận.
Tuy nhiên, phía trước còn nhiều trận đấu phải chơi, nhiều điểm số phải giành, nên chúng tôi rất sẵn sàng cho cuộc chiến này."
" alt=""/>Kai Havertz: 'Rời Chelsea là điều đúng nhất tôi từng làm'Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tham quan Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về Năng lượng Hydro tại Đại học Kyushu. Đây là một trong những cơ sở hàng đầu thế giới về năng lượng hydro.
Trung tâm này chuyên thực hiện dự án trọng điểm, kết hợp với rất nhiều công ty lớn của Nhật để triển khai các dự án nghiên cứu về Hydrogen.
Đại học Kyushu đã xây dựng một mô hình “Xã Hội Hydrogen” thu nhỏ ở Ito campus - một trong những mô hình đầu tiên về “Xã Hội Hydrogen” ở Nhật Bản, với rất nhiều thiết bị, máy móc, cơ sở hạ tầng hiện đại về lĩnh vực Hydrogen.
Trong cuộc tiếp Hiệu trưởng Đại học Kyushu Ishibashi Tatsuro và lãnh đạo nhà trường cùng sinh viên Việt Nam đang học tập tại đây, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đánh giá cao những thành tựu đạt được và định hướng phát triển của trường.
Chủ tịch nước hoan nghênh Đại học Kyushu dự định mở rộng đào tạo và tiếp nhận du học sinh Việt Nam học tập tại trường thông qua chương trình hợp tác với cơ sở giáo dục-đào tạo của Việt Nam.
Chủ tịch nước đề nghị trường đẩy mạnh hợp tác với các trường đại học, địa phương ở Việt Nam trong bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho Việt Nam.
Nói chuyện với du học sinh Việt Nam tại Đại học Kyushu, Chủ tịch nước bày tỏ vui mừng trước những thành tích xuất sắc trong học tập, nghiên cứu của sinh viên Việt Nam.
Chủ tịch nước đề nghị lưu học sinh tiếp tục nỗ lực trau dồi kiến thức, kinh nghiệm, đoàn kết, hỗ trợ, đùm bọc lẫn nhau, cùng xây dựng cộng đồng người Việt Nam vững mạnh tại Nhật Bản, qua đó trở thành cầu nối cho quan hệ Việt Nam -Nhật Bản.
Tiếp Hiệp hội Hữu nghị Kyushu - Việt Nam do Chủ tịch Hiệp hội Hoshino Hiroshi dẫn đầu, Chủ tịch Võ Văn Thưởng đánh giá cao Hội Hữu nghị đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy quan hệ hai nước. Chủ tịch nước khẳng định, đây là thời điểm tốt đẹp để tăng cường quan hệ Việt Nam - Nhật Bản theo khuôn khổ quan hệ mới Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới.
Chủ tịch Hội Hoshino Hiroshi cho biết, hội được thành lập từ năm 2008, với nhiều hoạt động như hỗ trợ sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản, tổ chức du lịch học tập của học sinh THPT Nhật Bản sang Việt Nam; thúc đẩy đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam, thúc đẩy hợp tác du lịch thông qua mở đường bay thẳng từ Fukuoka sang nhiều tỉnh, thành Việt Nam.
Từ năm 2008 với số lượng người Việt Nam sinh sống, làm việc và học tập tại Kyushu và số lượng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam ngày càng tăng. Quan hệ giữa khu vực Kyushu và các địa phương Việt Nam là một điển hình của hợp tác địa phương giữa hai nước.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đánh giá cao và đề nghị hội tiếp tục hỗ trợ các địa phương khu vực Kyushu và các giới tăng cường giao lưu, hợp tác với địa phương Việt Nam; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực; giao lưu văn hóa, nhân dân...
Tiếp đoàn lãnh đạo Hiệp hội chuyên gia Nhật-Việt, do Giáo sư Mitsuo Ochi, Hiệu trưởng Trường Đại học Hiroshima dẫn đầu, Chủ tịch nước nhấn mạnh thành tựu hợp tác Việt Nam - Nhật Bản có đóng góp to lớn của nhân dân hai nước; trong đó có Hiệp hội chuyên gia Nhật - Việt.
Việc hai nước nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện là cơ hội để Hiệp hội thúc đẩy hợp tác với Việt Nam.
Giáo sư Mitsuo Ochi cho biết, Hiệp hội chuyên gia Nhật-Việt, Đại học Hiroshima có nhiều hoạt động hợp tác với Việt Nam.
Đại học Hiroshima tiếp nhận đào tạo nhiều sinh viên quốc tế và Việt Nam. Trường cũng phối hợp với Đại học Nông lâm Thái Nguyên đào tạo tiến sĩ trong lĩnh vực nông nghiệp. Trường cũng đang phối hợp với Bộ Nội vụ Việt Nam trong đào tạo thử nghiệm cán bộ chính sách địa phương và chính sách công, dự kiến năm sau sẽ mở rộng đào tạo.
Đại học Hiroshima và các thành viên của Hiệp hội chuyên gia Nhật - Việt mong muốn thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực đào tạo, chất bán dẫn, trung hòa carbon, thành phố thông minh. Đồng thời sẵn sàng tiếp nhận đào tạo sinh viên Việt Nam.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cho biết, Việt Nam nhất là ĐBSCL là vùng chịu nhiều tác động nặng nề của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Chủ tịch nước đề nghị Hiệp hội mở rộng hợp tác với các trường đại học và các địa phương của Việt Nam trong lĩnh vực này, một lĩnh vực mà nhiều trường đại học Việt Nam đang nghiên cứu và mong muốn hợp tác với quốc tế.